Tin tức & Sự kiện

Phương pháp hỗ trợ khởi nghiệp thành công cho phụ nữ

 

Có thể thấy Khởi nghiệp là chủ đề chưa bao giờ nguội và là vấn đề được quan tâm hàng đầu, không chỉ ở giới nam, người có đam mê đặc biệt, mà ngày nay phụ nữ lại càng quan tâm nhiều hơn về khởi nghiệp và làm sao có được phương pháp khởi nghiệp thành công, thăng hoa trong cuộc sống?

Chiều ngày 24/5/2022 tại Hội trường Trung Tâm chính trị huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã diễn ra buổi Tập huấn đề án” Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2025” của Chính phủ với chủ đề “Phương pháp hỗ trợ khởi nghiệp thành công cho phụ nữ”

Buổi tập huấn diễn ra tại Trung tâm chính trị huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai

Về tham dự thuyết giảng đề án:

Thầy TS. Nguyễn Văn Tân – Thành viên Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp ĐMST quốc gia (VSMA); Thành viên Ban chấp hành Hội đồng tư vấn và hỗ trợ khởi nghiệp khu vực phía Nam; Thành viên Hội đồng điều phối và hỗ trợ hệ sinh thái Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai; Thành viên CLB Phụ nữ Khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai; Trưởng bộ phận khởi nghiệp đổi mới sáng tạo LHU; Trưởng Khoa QT-KTQT LHU; Giảng viên Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC); Giảng viên khởi nghiệp theo SIYB, CEFE, ACSE, IPP, MEP…

Hơn 200 chị em phụ nữ tham gia buổi tập huấn. Buổi tập huấn diễn ra hơn 240 phút, bao gồm các nội dung chính giúp cho các chị em hiểu được khởi nghiệp là như thế nào, khởi nghiệp truyền thống và tinh gọn, đổi mới sáng tạo, cho thấy được sự khác biệt, điểm mới và cả phương pháp vận hành. Bên cạnh đó, việc phụ nữ tham gia khởi nghiệp còn nhiều khó khăn, rào cản, cũng nhưng những thách thức trong cuộc sống. Bao bộn bề lo toan cho cuộc sống, con cái và gia đình, thời gian và sức khỏe lại là yếu tố cần có, quan trọng hàng đầu để phụ nữ quyết định khởi nghiệp trên những khó khăn chồng chất và lịu rằng họ có thành công hay phải trải qua những lần thất bại, hàng ngàn khó khăn (kinh nghiệm, thời gian, tiền bạc, đam mê, cách tiếp cận thông tin, nhu yếu của xã hội, thất bại…) khiến những suy nghĩ, định hướng về khởi nghiệp bị dập tắt một cách nhanh chóng.

Hơn 200 chị em phụ nữ đến từ thị trấn và 11 xã tham gia tập huấn

Khi nào phụ nữ cảm thấy hạnh phúc? Những nguyên nhân nào khiến khởi nghiệp bị thất bại, các bước khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp và cách chúng ta tiếp cận với khởi nghiệp, cách sử dụng bản đồ công cộng, nhìn ra được sự cần thiết, nhu cầu của xã hội, tìm ra những phương pháp, những đổi mới phù hợp với thị trường…. Những câu hỏi, những nội dung lần lượt được thầy TS. Nguyễn Văn Tân chia sẻ một cách cụ thể, chi tiết. Không chỉ chia sẻ bằng lý thuyết, các chị em phụ nữ được trải nghiệm với phương pháp học lý giải, trình bày thông qua sơ đồ xã, nơi mình cư trú, được thể hiện trên giấy A0, các chị em cùng nhau làm việc nhóm, thảo luận sau đó trình bày các tuyến đường, định vị các cửa hàng, trình bày nguyện vọng, cũng như có những đề suất cho các thiếu sót ở xã mình, định hướng phát triển trong tương lai.

Các xã tham gia hoạt động nhóm, thảo luận đưa ra sơ đồ công cộng và những đề suất sắp tới

Thông qua bài kiểm tra xác định thời điểm khởi nghiệp giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn thông qua kết quả từ những lần trả lời câu hỏi. Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai được mệnh danh là thành phố công nghiệp với 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hiệp Phước và 11 xã, có thể thấy đây là lợi thế rất lớn và những cơ hội mở ra không chỉ cho phụ nữ mà rất nhiều tầng lớp có thể phát triển và khởi nghiệp thành công.

Buổi chia sẻ không chỉ mang lại giá trị, kiến thức cho các chị em huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai mà còn là sự gắn kết bền vững giữa ban cố vấn Khởi nghiệp Trường Đại học Lạc Hồng và phụ nữ huyện, duy trì mối quan hệ và là cầu nối quan trọng cho quá trình phát triển Khởi nghiệp tại tỉnh Đồng Nai.

Nhiều nội dung hay và thực tế được Thầy TS. Nguyễn Văn Tân chia sẻ

 

Khoa Quản Trị KTQT

phương pháp, hỗ trợ, khởi nghiệp, thành công


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        16,264,406       53/700