Gần đây, nhóm các nhà khoa học của Đại học Lạc Hồng gồm: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân (lĩnh vực kinh tế); Tiến sĩ Lê Phương Trường và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn (lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử); và Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long (lĩnh vực kỹ thuật hóa học, môi trường) đã có buổi làm việc cùng lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai và lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai về việc Đại học Lạc Hồng giúp đưa khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tại huyện Vĩnh Cửu.
Bản đồ thu nhỏ huyện Vĩnh Cửu (vùng khoanh đỏ)
* “tạo bước đột phá, đưa kinh tế địa phương đi lên”
Trong buổi làm việc, phía Lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu đặc biệt nêu ra những khó khăn cụ thể và cần các nhà khoa học trường ĐH Lạc Hồng hỗ trợ giải quyết: Hệ thống tưới tiêu (Tăng hiệu quả và năng suất tưới giảm nhân công) cho 100 ha cam quýt; Chuyển đổi từ hình thức cây trồng kém hiệu quả (bằng hình thức cây trồng hiệu quả hơn) cho 3.000 ha lúa; Xử lý ô nhiễm môi trường cho 2 doanh nghiệp nuôi bò trên địa bàn huyện (600 con bò và 300 con bò); Nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch cho 2.000 ha xoài (Đang gặp bấp bênh đầu ra và giải quyết công nghệ sau thu hoạch để có thể xuất khẩu) và Hệ thống thủy lợi chưa hiệu quả.
Sau khi lắng nghe những khó khăn của Lãnh đạo huyện Vĩnh Cữu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, ông Phạm Việt Phương cho biết: “Chủ trương lớn của Lãnh đạo tỉnh trong thời gian tới là làm sao để phát triển kinh tế địa phương theo hướng bền vững, giảm chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng trong tỉnh, hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên. Tỉnh nhà, ngoài phát triển công nghiệp, phần lớn diện tích đất vẫn là vùng nông nghiệp và thủy sản, và huyện Vĩnh Cửu là một trong những huyện thuần nông của tỉnh. Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông là mấu chốt của vấn đề để vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ thế hệ mới vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo bước đột phá để đưa kinh tế địa phương đi lên. Ngoài ra, Tỉnh nhà sẽ có chủ trương để giúp Huyện phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp theo hướng khởi nghiệp hiện nay, bằng cách đào tạo cho thanh niên huyện nhà biết cách tự làm chủ bản thân, tự mở doanh nghiệp, tự làm ăn trên mảnh đất quên hương…” Kết lời, Ông cũng ước mong nhận được sự hỗ trợ sâu sát từ các nhà khoa học đối với huyện Vĩnh Cửu, có Chiến khu Đ anh hùng, nhằm phát triển huyện nhà theo hướng bền vững.
Các nhà khoa học của Đại học Lạc Hồng, (từ phải qua) TS.Sơn Long và TS.Văn Tân
trong buổi làm việc với Lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu
* Hành động cùng địa phương
Qua những khó khăn mà Lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu đề ra, sau khoản thời gian tìm hiểu, phía các nhà khoa học Đại học Lạc Hồng đã đưa ra các đề xuất sau:
- Tiến sĩ Lê Phương Trường: Đại học Lạc Hồng sẽ nghiên cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch cho xoài theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp tiêu thụ; ứng dụng công nghệ tưới tự động theo mùa cho các hộ trồng cam quýt dựa vào số liệu của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp.
- Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long: Đại học Lạc Hồng sẽ hỗ trợ thực hiện chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng hoa lan và dược liệu; và bước đầu xử lý ô nhiễm cho hai doanh nghiệp nuôi bò trên địa bàn huyện.
- Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn đề xuất Lãnh đạo huyện là xử lý ô nhiễm có thể làm ngay; đồng thời cho đi thực địa khảo sát các loại cây trồng, trước mắt mô hình thí điểm trồng hoa lan; thực hiện công nghệ tưới tự động theo mùa; riêng công nghệ sau thu hoạch xoài có thể kết hợp với các phòng chuyên môn của Huyện làm đề tài nghiên cứu.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân: Đại học Lạc Hồng sẽ hỗ trợ phát triển khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên tại huyện Vĩnh Cửu theo xu thế cả nước đang tiến hành quốc gia khởi nghiệp. Ngoài ra, vấn đề hệ thống thủy lợi chưa hiệu quả cho vùng, đoàn sẽ tìm hiểu và kết hợp cùng với các nhà khoa học khác để thực hiện giúp cho huyện vĩnh cửu phát triển bền vững hơn.
Khu vực nuôi bò của doanh nghiệp cần được xử lý ô nhiễm
Sau khi lắng nghe những đề xuất từ phía các nhà khoa học, Ông Võ Văn Phi – Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu đã đặt hàng một số hoạt động và mong muốn Đại học Lạc Hồng thực hiện trong thời gian tới:
Chuyển giao công nghệ được đánh giá là hoạt động nhằm đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, hướng tới nghiên cứu có tính ứng dụng cao; tăng nguồn thu và đầu tư phát triển tiềm lực… Là trường đại học chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trong những năm qua, Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là thầy Đỗ Hữu Tài - Hiệu trưởng nhà trường, không ngừng khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ trong toàn trường, đẩy mạnh công tác phối hợp chuyển giao cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước trong và ngoài Tỉnh. Mong rằng, trước sự tín nhiệm của chính quyền các cấp và địa phương, cùng với tâm huyết và trí lực của đội ngũ nhà khoa học tại Đại học Lạc Hồng thì những khó khăn và thách thức đưa ra từ huyện Vĩnh Cữu sẽ được giải quyết trong thời gian sớm nhất.
* Được biết Vĩnh Cửu là huyện có diện tích 1.092 km2. Dân số ở đây vào khoản gần 111 ngàn người (năm 2014). Mật độ dân số 101 người/km2 và cách thành phố Biên Hòa 30 km về hướng tây bắc. Huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao với 65.921 ha có trữ lượng gỗ lớn; Có Hồ Trị An 28.500 ha (trong địa phận Vĩnh Cửu là 16.500 ha) là nguồn nước phong phú phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tại đây có tiềm năng khoáng sản phong phú về chủng loại gồm kim loại quý, nguyên liệu vật liệu xây dựng: cát, đá, keramzit cho sản xuất bê tông nhẹ, puzlan và laterit nguyên liệu phụ gia cho xi măng; Có các cảnh quan nổi tiếng như: Hồ Trị An và khu di tích lịch sử Chiến khu Đ, các khu vườn ăn trái ven sông Đồng Nai thuận lợi cho du lịch sinh thái - tham quan nghiên cứu; Đã quy hoạch Khu công nghiệp Thạnh Phú và đang quy hoạch cụm sản xuất ngành nghề tại xã Tân Bình. |
công nghệ, khoa học, nông nghiệp, địa phương