Kiến thức y tế học đường

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường


Cách sơ cứu giúp bảo toàn tính mạng người bị rắn độc cắn

Nọc độc của rắn có thể khiến tim nạn nhân ngừng đập và gây tử vong ngay lập tức.

Việt Nam là nước có trên 140 loại rắn và 30 loại chứa nọc độc. Một số loại nọc độc gây suy hô hấp và số khác gây trụy tim. Đa phần khi rắn tấn công con người, chúng có thể chỉ đang muốn chạy trốn.


Vết cắn của rắn lục đuôi đỏ trên tay một bệnh nhi ở Bến Tre (Ảnh: zing.vn)

Rắn có khoanh trên da thường là loài cực độc. Nọc của chúng có thể làm tim ngừng đập và tử vong ngay lập tức, vì nó gây ra hai cơ chế ngưng tim và phát tán độc trong máu. 

“Envenomation” là cụm từ để gọi quá trình thâm nhập của nọc độc từ rắn, nhện hay sứa độc vào cơ thể nạn nhân. Một khi vào trong cơ thể con người, phần lớn nọc độc phát tán thông qua hệ bạch huyết và hệ này kích hoạt nhanh hơn khi có sự chuyển động của các cơ xung quanh làm di chuyển các chất dịch.

Để bảo toàn tính mạng cho người bị rắn độc cắn, chuyên gia sơ cứu Tony Coffey (Australia) đã hướng dẫn các bước sơ cứu cần thiết:

-  Nọc độc trong hạch bạch huyết, thường tập trung ban đầu ở vùng nách, bẹn và cổ. Vì vậy, kỹ thuật “tạo áp lực - bất động” nên được áp dụng để làm chậm việc di chuyển của các nọc độc này thông qua việc quấn chặt khu vực bị cắn với băng gạc hoặc vải mềm. 

- Lưu ý không quấn quá chặt vì sẽ chặn dòng lưu thông của máu đến vùng bị cắn, chích.

- Nếu có đủ băng, gạc, bạn nên quấn cả chi để trì hoãn việc di chuyển của nọc độc vào mạch máu.

- Cố định hoàn toàn chi bị cắn bằng cách nẹp hoặc thanh gỗ để hạn chế tối qua cử động.

- Đưa nạn nhân để di chuyển đến cơ sở y tế và không cho phép nạn nhân tự động di chuyển.

Để phân biệt rắn độc hay không, chúng ta có thể dựa vào các đặc điểm của chúng như: rắn hổ mang khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc biệt “phì, phì”; rắn cạp nong có khoanh thân mình “khúc vàng, khúc đen”; rắn cạp nia có khoanh thân mình “khúc trắng, khúc đen”, họ rắn lục có đầu to hình tam giác như chiếc vồ, đồng tử hình dọc thẳng đứng.

Ngoài ra, vết cắn cũng là dấu hiệu quan trọng phân biệt rắn độc và không độc: rắn độc thường có hai răng độc lớn (gọi là móc độc), ở vị trí răng cửa hàm trên, vết cắn của chúng có 1 hoặc 2 vết răng. Còn rắn không độc nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và đặc biệt không có răng nanh. Cảm giác ở vết thương ngứa.

(Nguồn: zing.vn)


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  924,290       1/578