Giới thiệu

Quan hệ công chúng  »  Giới thiệu


Phân biệt Ngành Quan Hệ Công Chúng (PR) và Truyền Thông Đa Phương Tiện

Quan hệ công chúng (PR) và Truyền thông đa phương tiện là hai khái niệm riêng biệt, nhưng thường bị nhầm lẫn, thậm chí nhiều người trong ngành vẫn sử dụng nhầm lẫn giữa PR và Media. Tuy nhiên, hiểu rõ về nguồn gốc của những thuật ngữ này sẽ giúp doanh nghiệp chọn lựa đúng chiến lược hoặc các dịch vụ thuê ngoài khi cần thiết. 

Bạn có bao giờ tự hỏi, làm sao một thương hiệu trở nên nổi tiếng và được yêu thích đến vậy? Đó chính là nhờ vào công việc của những chuyên gia quan hệ công chúng (PR). Ngành PR không chỉ là việc xây dựng hình ảnh mà còn là nghệ thuật kể chuyện và kết nối. Bạn sẽ được sáng tạo nội dung, tổ chức sự kiện, quản lý khủng hoảng và thậm chí là làm việc với các ngôi sao, influencer. Đối với Gen Z, những người luôn tìm kiếm sự mới mẻ và sáng tạo, PR chính là môi trường lý tưởng để bạn thể hiện và phát triển bản thân.

PR - Nghề vẫn luôn tìm người …

Theo dự báo của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực trong ngành PR sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Các công ty, tổ chức và thương hiệu ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng và duy trì hình ảnh tích cực trước công chúng. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho Gen Z trong lĩnh vực này.

Những vị trí như: chuyên viên PR, quản lý truyền thông, chuyên viên sự kiện, và chuyên gia quản lý khủng hoảng đang trở thành những nghề “hot” trên thị trường. Không chỉ dừng lại ở các công ty truyền thông, các tập đoàn lớn, tổ chức phi lợi nhuận và cả các cơ quan chính phủ cũng đang tìm kiếm những tài năng PR để gia nhập đội ngũ của họ.

Phân biệt ngành Quan hệ công chúng và Truyền thông đa phương tiện

Giống nhau

Các kênh truyền thông là một trong những công cụ làm PR hiệu quả nhất: thông tin, mạng xã hội, các định dạng content đa phương tiện. Còn PR cũng là một công cụ thường được sử dụng ở một hoặc nhiều giai đoạn khác nhau trong chiến lược truyền thông tổng thể. Ví dụ PR hay được dùng để nâng cao hình ảnh và độ nhận diện của thương hiệu ở giai đoạn nhận biết và ghi nhớ. Ngược lại, khi bước vào giai đoạn push sales, doanh nghiệp có thể sẽ không còn chi nhiều tiền cho PR như các giai đoạn trước đó.

Cơ hội làm việc của hai ngành Quan hệ công chúng và truyền thông đều rất rộng mở, bạn có thể làm nhiều mảng khác nhau tùy theo sở thích và mong muốn thay vì bó hẹp trong một lĩnh vực cụ thể.

Khác nhau

PR tương tác với công chúng qua nhiều phương tiện, truyền thông tương tác qua báo chí.

Quan hệ công chúng xây dựng mối quan hệ giữa các tổ chức và các bên liên quan. Để làm như vậy, các chuyên gia PR có thể sử dụng nhiều kênh khác nhau, như blog của công ty, mạng xã hội, sự kiện đặc biệt – để giao tiếp trực tiếp với đối tượng mục tiêu. Trong khi đó, quan hệ truyền thông (Media Relations) tập trung chủ yếu vào truyền thông báo chí. Sử dụng báo chí làm kênh giao tiếp với các bên liên quan không chỉ cho phép doanh nghiệp tiếp cận chính xác đối tượng nhờ hành vi trực tuyến, nhưng còn tạo được uy tín nhờ bên truyền tải trung gian.

Quan hệ công chúng tạo nên thông điệp, quan hệ truyền thông phát tán thông điệp.

Các chuyên gia về Quan hệ công chúng có nhiệm vụ tạo ra thông điệp nhận diện thương hiệu, làm cho những thông điệp này trở nên lan truyền. Trong khi đó, các kênh truyền thông đảm nhận vai trò tăng phạm vi tiếp cận thông điệp qua nhiều kênh trung gian, như báo chí, truyền hình, phát thanh…

Năm 2024, trường Đại học Lạc Hồng tuyển sinh hệ Đại học Ngành Quan hệ công chúng - Mã ngành: 7.32.01.08. Thời gian đào tạo: 3.5 năm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

 📍Điện thoại: 0918.453.882 (Trưởng khoa Nguyễn Khánh Hùng) -  0912.656.356 (Phó trưởng Khoa Thầy Trung) 

🔗 Fanpage: https://facebook.com/kythuatcongtrinh-LHU


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  1,662       1/753